Suy tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý rất thường gặp ở các nước phát triển và đang ngày càng tăng lên nhiều ở nước ta. Theo thống kê ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% ở nữ giới tuổi trưởng thành, trong đó có hơn 70% là nữ và khoảng 35% ở những người đang làm việc.
Bệnh lý suy tĩnh mạch chi dưới được đặc trưng bằng sự tổn thương của hệ thống van một chiều trong lòng tĩnh mạch dẫn đến hậu quả xuất hiện dòng máu trào ngược. Tổn thương có thể gặp riêng biệt hoặc phối hợp trên cả 3 hệ thống tĩnh mạch nông, sâu và xuyên. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng dần và trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn còn bù: bệnh nhân có cảm giác tức, nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng lâu, có thể xuất hiện phù nề nhẹ ở cẳng – bàn chân vào cuối ngày làm việc, nghỉ ngơi thì hết phù nề. Các tĩnh mạch nông ở chân giãn chưa nhiều, lúc giãn lúc không. Khi gần mất bù, các triệu chứng của thời kỳ còn bù phát triển nặng lên. Khi đi lại xuất hiện cảm giác đau tức nhiều ở cẳng chân. Triệu chứng phù thường xuyên hơn, thường vẫn còn ngay cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Các quai tĩnh mạch nông giãn to thường xuyên.
Giai đoạn mất bù: bệnh nhân thường xuyên có cảm giác tê chân, ngứa da vùng tổn thương, đau nhiều ở chân khi đi bộ. Triệu chứng phù nề không mất đi khi nghỉ ngơi. Các tổn thương da do loạn dưỡng xuất như: viêm da, xơ cứng da, loét.
Khi bệnh nhân còn đang ở giai đoạn còn bù, việc điều trị bằng việc đeo vớ tĩnh mạch y tế nhằm phục hồi lại độ chênh áp suất giữa tuần hoàn của hệ tĩnh mạch nông và sâu thông qua các nhanh tĩnh mạch xuyên. Đồng thời, làm giảm đường kính của lòng mạch để làm tăng sức chịu đựng tĩnh mạch vào lúc nghỉ ngơi và trong suốt quá trình làm việc.
Đối với các bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn mất bù, việc phẫu thuật để bệnh nhân có thể trở lại trạng thái bình thường là rất cần thiết.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật tiên tiến được ứng dụng để phẫu thuật suy tĩnh mạch chi dưới. Trong đó, thường được sử dụng nhiều nhất là phương pháp laser và phương pháp nhiệt cao tần.
Với sự tích hợp của những công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất, dựa trên nguyên lý nhiệt cao tần, hệ thống máy VNUS- Covidien thực sự là thiết bị rất cần thiết trong việc phẫu thuật suy tĩnh mạch chi dưới.
Hệ thống máy điều trị suy tĩnh mạch VNUS của Covidien thuộc tập đoàn TYCO là sản phẩm đã được sử dụng phẫu thuật cho hơn 500.000 bệnh nhân tại các trung tâm y tế, bệnh viện trên toàn thế giới kể từ năm 1998 đến nay.
Máy điều trị suy tĩnh mạch VNUS- Covidien
Với hệ thống siêu âm phụ trợ, bệnh nhân được chẩn đoán vị trí tĩnh mạch bị giãn. Kim luồn mạch chuyên dụng được đưa vào vị trí ven cần phẫu thuật. Nhiệt cao tần từ máy VNUS phát ra với liều lượng nhiệt đã được tính toán tự động vừa đủ để tác động lên thành tĩnh mạch làm teo và xơ hóa lòng tĩnh mạch.
BS Benjamin Soo Yeng Chua phẫu thuật suy tĩnh mạch sử dụng máy VNUS tại Việt nam
Tỷ lệ thành công của phương pháp này là rất cao, ít để lại tác dụng phụ. Với thời gian phẫu thuật mỗi ca chỉ kéo dài khoảng ba mươi phút, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày. Chi phí phẫu thuật hợp lý, hoàn toàn mang đến cho bệnh nhân sự hài lòng, tin tưởng tuyệt đối. Và đặc biệt hơn cả, với phương pháp sử dụng nhiệt cao tần tích hợp trong máy VNUS, vấn đề thẩm mỹ được coi là cực kỳ nan giải đối với các bệnh nhân sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác, giờ đây hoàn toàn đã được giải quyết triệt để khi được phẫu thuật bởi máy VNUS. Đối với các phương pháp khác thường để lại nhiều các vết sẹo sau mổ, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh thì đối với VNUS, chỉ sau khi mổ một tuần, các dấu hiệu của suy giảm tĩnh mạch trên da hầu như không còn. Với VNUS, bệnh nhân không những không phải mất thêm những khoản chi phí phẫu thuật thẩm mỹ so với các phương pháp khác mà còn tiết kiệm được thời gian cũng như đem lại sự tự tin thoải mái cho bệnh nhân.
Kết quả sau khi phẫu thuật bằng máy VNUS
Bài viết có sử dụng tài liệu từ các bài của PGS. TS. BS. Nguyễn Hoài Nam và BS Nguyễn Văn Việt Thành.