Lịch sử mới trong cấy tim nhân tạo

 Sau nhiều ca phẫu thuật ghép tim thất bại, bé gái 13 tuổi Chloe Narbonne đã trở thành tiêu điểm thu hút dư luận khi trở thành người đầu tiên cấy tim nhân tạo thành công.

cay-tim-nhan-tao-hi-vong-song-cho-nguoi-benh

Lịch sử mới trong cấy tim nhân tạo

Cứu sống bé 13 tuổi nhờ tim nhân tạo

Tại bệnh viện Hoàng gia Brompton ở London vừa cung cấp đến dư luận một thông tin vô cùng sốc, tạo tiếng vang không chỉ đối với bệnh viện mà còn là thông tin vô cùng có ý nghĩa đối với ngành Y học trong lĩnh vực cấy ghép tim nhân tạo đó là  một bé gái tên Chloe Narbonne khi đó 12 tuổi đã được lắp thiết bị thành công trong ca mổ kéo dài 9 tiếng sau khi ghép tim thất bại. Thông tin này gây bất ngờ đối với ngành Y thu hút sự quan tâm của dư luận, trong đó có sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Ngay tại thời điểm khi phải đối mặt ranh giới giữa sự sống và cái chết, bố mẹ Chloe Narbonne và đội ngũ y bác sĩ khám bệnh trực tiếp cho cô bé có thể lựa chọn một là giữ sự sống cho cô bé Chloe Narbonne sống ở Worcester bằng các thiết bị hỗ trợ, có thể là vô thời hạn trong khi chờ ghép tim lần hai hoặc thực hiện ca phẫu thuật “cực kỳ nguy hiểm”. Sau nhiều lần cân nhắc, bố mẹ và các bác sĩ đã đưa ra quyết định thực hiện ca phẫu thuật “cực kỳ nguy hiểm” và Chloe trở thành bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được chuyển viện khi đang mở ngực với máy thở oxy ngoài cơ thể. Trong thời gian đợi sức khoẻ của bệnh nhân ổn định trước khi thực hiện ghép tim lần hai từ người hiến tặng với trái tim nhân tạo tổng thể tích 50cc được cấy thành công, người nhà bệnh nhân và các bác sĩ nuôi hi vọng lớn vào ca phẫu thuật này mặc dù biết mức độ rủi ro vô cùng cao.

Theo các bác sĩ khám bệnh và theo dõi tình trạng sức khỏe của Chloe Narbonne trong suốt quá trình chữa bệnh cho biết, Chloe được chẩn đoán bị bệnh cơ tim giãn khi mới được 4 tuần tuổi và căn bệnh khiến tim  của cô bé trở nên to hơn và không thể bơm máu đúng cách. Khi 11 tuổi, Chloe đã bị đột quị trong khi chờ được ghép tim và gần như rơi vào tay tử thần khi ca mổ ghép không thành công. Trong những lần như thế, bác sĩ phẫu thuật tim Andre Simon đã buộc phải tạo lại các phần của tâm nhĩ đã bị cắt bỏ trong quá trình ghép tim thất bại. Thành công của ca mổ lịch sử này không chỉ đem đến niềm vui vỡ òa trong hành phúc của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân “Việc các bác sĩ cứu được Chloe quả là một phép màu. Nếu không có tim nhân tạo thì chắc cháu đã chết”, bà Narbonne (mẹ của cô bé Chloe Narbonne) cho biết.

ghep-tim-nhan-tao-co-benh-nhan-Chloe-Narbonne

Cứu sống em nhé nhờ tim nhân tạo

Nhiều cơ hội cho bệnh nhân tim

Thành công này mở ra một hướng đi mới trong việc điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch bằng công nghệ hiện đại. Theo bác sĩ, sau khi cấy tim nhân tạo, bệnh nhân vẫn phải tuân thủ chế độ bệnh tim mạch theo yêu cầu của bác sĩ để đảm bảo tim có thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh. Về chi phí ghép tim hiện nay vẫn chưa có con số cụ thể cho mỗi ca ghép tim nhân tạo nhưng ước tính ban đầu cho thấy chi phí rất cao. Hiện nay số lượng bệnh nhân đợi phẫu thuật ghép tim vô cùng lớn, trong khi đa phần là những gia đình có hoàn cảnh không được khá giả gây trở ngại vô cùng lớn trong quá trình điều trị. Hiện ở Hoa Kỳ có tới hàng nghìn ca ghép tim nhân tạo mỗi năm và Nhật Bản với gần 200 ca/năm. Tại Việt Nam chúng ta có thể hi vọng trong tương lai, Nhà nước sẽ có chính sách để phát triển nhiều hơn các ca cấy ghép tim nhân tạo về mặt số lượng, lúc đó giá thành sẽ giảm và bệnh nhân Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ kỹ thuật hiện đại này.

Việc các bác sĩ tại bệnh viện Hoàng gia Brompton ở London thành công trong cấy tim nhân tạo đã mở ra một con đường sống cho các bệnh nhân không may mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Đồng thời mở ra những bước tiến mới trong lịch sử phát triển ngành Y trong tương lai. Tuy nhiên khi có dấu hiệu bất thường, các Kỹ thuật viên xét nghiệm y tế khuyên bạn nên đến bệnh viện để ngăn chặn kịp thời những bất thường có thể xảy ra.

Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn

minhhien.info
Tin công nghệ
Giải trí
Lập trình asp net - Ajax